Không gian bếp mở là khi có sự liên hệ chặt chẽ giữa bếp và các khu vực phòng ăn, phòng khách.
Bếp mở giúp tiết kiệm diện tích, đặc biệt là đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ bởi chúng không có vách ngăn với các phòng khác. Ngoài ra, một căn bếp mở còn khiến cho không gian trở nên ấm cúng hơn khi tạo ra sự giao lưu giữa các không gian, giúp người làm bếp có thể sinh hoạt chung với các không gian khác.
Đối với bếp mở, hệ thống tủ, kệ và thiết bị nhà bếp hiện đại góp phần không nhỏ tạo nên không gian nấu nướng hoàn hảo.
Mọi vật dụng trong nhà bếp phải được bố trí gọn gàng và hợp lý, màu sắc đồng bộ với những thiết kế nội thất khác trong ngôi nhà. Những bức tường cùng tông, các vật dụng cùng chất liệu và phong cách, các phụ kiện trang trí đều có nét tương đồng… sự kết hợp hài hòa sẽ tạo nên dòng chảy liền mạch từ không gian này sang không gian khác.
Căn bếp mở được ngăn chia với các không gian khác nhờ đảo bếp hay quầy bar mini.
Ngoài ra, khi thiết kế noi that cho nhà bếp mở, các kiến trúc sư thường đặc biệt lưu ý đến hệ thống tu bep, bàn ăn. Các tủ bếp phải vừa đảm bảo công năng, vừa mang tính thẩm mỹ cao. Vì thế, bạn có thể đặt thêm một số vật trang trí hay bình hoa nhỏ tại khu vực này để không gian thêm sinh động và đẹp mắt.
Khu vực phòng khách nên dùng ánh sáng trắng, phổ rộng.
Để tạo nên sự phân chia tương đối cho không gian mở, người ta còn sử dụng ánh sáng. Với phòng khách và phòng bếp thông nhau, bạn có thể sử dụng hai loại ánh sáng khác nhau, phù hợp với từng không gian. Phòng bếp lại phù hợp hơn với ánh sáng vàng ấm áp, chiếu tập trung, đặc biệt là khu vực nấu nướng. Bàn ăn và quầy bar có thể dùng đèn thả như một điểm nhấn trang trí cho mỗi không gian riêng biệt.
Hệ thống cửa kính giúp nới rộng không gian.
Thay vì những bức tường kín bao quanh, một căn bếp mở luôn tạo ra không gian thoáng đãng cho ngôi nhà. Nhờ đó, phòng bếp trở thành một trong những nơi sinh hoạt chung, gắn kết các thành viên trong gia đình.
THEO BÁO XÂY DỰNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét